Tuesday, January 17, 2017

Nhật Tiến thú nhận là “đặc công văn hoá VC” từ khi nào?

AuthorHữu NguyênPosted on: 2017-01-17


Nhật Tiến, “nhà văn của tuổi thơ trước 75” thành “đặc công văn hoá VC sau 75” tại hải ngoại (phải); và em trai Nhật Tuấn, bộ đội VC xâm lăng Miền Nam “đi xe commăng ca đến thăm Nhật Tiến” vào tháng 5 năm 1975, được Nhật Tiến thừa nhận “nổi tiếng [văn nô VC] từ trước năm 1975”.
Ngay từ đầu thập niên 1990, biết tin nhà văn Nhật Tiến liên tục được VC cho về VN, rồi được VC cho in sách cùng với em trai Nhật Tuấn tại VN, trong lúc Mỹ còn cấm vận VC, và người Việt ở Mỹ về VN còn vô cùng khó khăn, chúng tôi đã có bài viết đăng trên báo Saigon Times, trình bầy sự nghi ngờ: Nhật Tiến đang đóng vai trò “đặc công văn hoá VC”, thực hiện kế hoạch “giao lưu với VC” nhằm “hoà hợp hoà giải với VC”.
Và quả thực, suốt thời gian hơn 2 thập niên qua, vai trò “đặc công văn hoá VC” của NT ngày càng lộ rõ với sự tung hứng hoan hô của nhiều dư luận viên VC, đài báo VC, văn nô ký nô VC… trong đó có Đỗ Quyên (*) tạp chí Cánh Én ở Châu Âu.
Để rồi ngày 15 tháng 6 năm 2014, khi bà Tà Cúc phỏng vấn, Nhật Tiến đã vô tình để lộ sự xảo quyệt của NT, khi NT thú nhận dụng tâm giao lưu với VC, bằng cách thuyết phục Khánh Trường đổi tên “Giao Lưu” thành “Hợp Lưu” để giảm thiểu cái ý nghĩa giao dịch hướng về trong nước. ( nguyên văn xin click vô đây)
Tuy nhiên, cũng trong bài phỏng vấn của bà Tà Cúc, NT vẫn một mực chối tội “hoá hợp hoà giải” với VC, khi NT quả quyết: “Dư luận từ xưa vẫn coi tôi là người chủ trương “hòa hợp hòa giải”, một từ ngữ mà tức cười thay, không do tôi đặt ra và tôi cũng chưa bao giờ thảo một bản văn nào đem công bố để vận động cho một trào lưu mang cái danh nghĩa đó!” ( nguyên văn xin click vô đây)
Nghe NT quả quyết như vậy, nhiều người tin ông. Không tin ông sao được, khi Nhật Tiến là người trưởng thành trong một xã hội tự do không CS dưới thời VNCH, được gần gũi với không biết bao nhiêu tinh hoa của Miền Nam, lại nổi tiếng là “nhà văn của tuổi thơ trước 75” và từng giữ chức Phó Chủ Tịch Trung Tâm Văn Bút Việt Nam (1963-1975) , lại được sống và làm việc suốt mấy chục năm tại Hoa Kỳ, một quốc gia có những giá trị nhân bản cao cả nhất hoàn vũ, và nhất là ông đã ở tuổi 80, có ít nhất 30 năm trời sống ở tuổi “tri thiên mệnh”, thường xuyên nói, viết, cũng như lớn tiếng dậy dỗ mọi người, những đạo đức cao cả, những lời thiên kinh địa nghĩa, nhân nghĩa lễ trí tín… Người như Nhật Tiến làm sao có thể trí trá, ăn ngang nói ngược được!!!
Rất tiếc, Nhật Tiến là một tên nguỵ quốc gia, một kẻ nguỵ quân tử, một Nhạc Bất Quần thời hiện đại, một người đã trắng trợn dối trá, phủ nhận ngay cả những gì ông đã âm mưu, đã toan tính, đã nói, đã làm… Sự thực, Nhật Tiến “nhà văn của tuổi thơ trước 75”, đã thực sự trở thành “đặc công văn hoá VC sau 75”. Và chính Nhật Tiến đã vô tình để lộ sự dối trá trắng trợn của ông!!!
Bằng chứng, trong bài phỏng vấn với tựa đề hết sức cao quý, “Trung Thực – Một Phẩm Chất Hàng Đầu Của Người Cầm Bút” , do Đỗ Quyên (*) thực hiện qua email, từ 28 tháng 11 năm 2000 đến 22 tháng 3 năm 2001, và được phổ biến ngay trên trang Blog “ Nhà Văn Nhật Tiến” , Nhật Tiến đã VIẾT: “…vào năm 1994, khi quyết định in chung với Nhật Tuấn (ở trong nước) tập truyện Quê Nhà Quê Người thì quả là tôi cũng có ý đồ… dấn thân thiệt! Chúng tôi muốn đẩy ý tưởng hòa hợp hòa giải thêm một bước nữa, từ lý thuyết suông qua hành động cụ thể. Nhờ một, hai nhân vật có thẩm quyền về văn hóa-văn nghệ trong nước hỗ trợ, cuốn sách được in ra ở Sài Gòn. Tuy nhiên, tác phẩm này không gây được tác dụng bao nhiêu vì có lẽ ý tưởng hòa hợp, hòa giải này hãy còn quá sớm ở thời gian đó.” ( nguyên văn xin click vô đây)
Đoạn văn trên của NT cho thấy, ngay từ năm 2000, NT đã vô tình thú nhận hai điểm quan trọng. Một, từ lâu trước năm 1994, NT đã theo đuổi ý tưởng, âm mưu và lý thuyết hoà hợp hoà giải với VC. Đến khi in tập truyện Quê Nhà Quê Người vào năm 1994, NT muốn “dấn thân” bằng cách đẩy ý tưởng hòa hợp hòa giải thêm một bước nữa, từ lý thuyết suông qua hành động cụ thể. Hai, tác phẩm Quê Nhà Quê Người được in ra ở Sài Gòn là nhờ một, hai nhân vật [VC] có thẩm quyền về văn hóa-văn nghệ trong nước hỗ trợ.
Chắc chắn, ngoài hai điểm quan trọng “không khảo mà xưng” trên, còn nhiều bí mật quan trọng khác, NT che giấu. Tuy nhiên, chỉ căn cứ vào hai điểm quan trọng này, dù có yêu quý một số tác phẩm của Nhật Tiến trước 1975 đến đâu đi nữa, chúng tôi vẫn phải đi đến kết luận một cách khách quan, công bằng, hợp tình và hợp lý: Thứ nhất, về lập trường và chính nghĩa quốc gia, NT là một nhà văn ĐÃ TÌNH NGUYỆN làm tên “đặc công văn hoá VC” ÍT NHẤT từ trước 1994. Thứ hai, về đạo đức của một con người, NT là một người không có tư cách, cố tình ăn gian nói dối một cách trắng trợn, ÍT NHẤT từ khi ông cam tâm làm “đặc công văn hoá VC”.
Hiển nhiên, với hai kết luận về lập trường chính nghĩa quốc gia và đạo đức cá nhân, một lần nữa, chúng tôi thẳng thắn và mạnh dạn khẳng định: NHẬT TIẾN KHÔNG CÓ TƯ CÁCH CHẤT VẤN THI SĨ VIÊN LINH, CŨNG NHƯ BẤT CỨ NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CS NÀO, VỀ BẤT CỨ VẤN ĐỀ GÌ LIÊN QUAN ĐẾN LẬP TRƯỜNG VÀ CHÍNH NGHĨA CỦA VNCH. ÔNG CŨNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP LỢI DỤNG DANH NGHĨA NHÀ VĂN, HOẶC NHÂN CHỨNG DƯỚI THỜI VNCH, DỂ VIẾT SÁCH XUYÊN TẠC LỊCH SỬ, BÔI NHỌ VNCH VÀ CHẠY TỘI CHO VC, CÙNG NHỮNG KẺ NẰM VÙNG CHO VC.
Hiển nhiên, với hai kết luận trên, chúng tôi tin rằng, qua những gì Nhật Tiến đã viết trước 1975 và sau này, NHẤT LÀ MỚI ĐÂY, Quý độc giả cũng như chúng tôi, đều dễ dàng nhận ra có 2 Nhật Tiến: Một Nhật Tiến đáng yêu, giầu tình thương, nhà văn của tuổi thơ trước 1975 – và một Nhật Tiến đáng ghét, đáng khinh, đầy ác tâm ác ý, đặc công văn hoá của VC sau 1975.
(*) Đỗ Quyên, tạp chí Cánh Én ở Châu Âu, là người ngay từ năm 2000, chúng tôi ĐÃ NGHI NGỜ Y LÀ ĐẶC CÔNG VĂN HOÁ VC. Nguyên do, đầu năm 2000, Đỗ Quyên, người chúng tôi không hề quen biết, bỗng nhiên gửi cho Saigon Times một số bài trong cuốn Chân Dung Và Đối Thoại của Trần Đăng Khoa, do báo Thanh Niên xuất bản tại Việt Nam, và yêu cầu chúng tôi viết bài nhận xét. Sau khi đọc bài nhận xét của chúng tôi, vạch mặt chỉ tên Trần Đăng Khoa là văn nô VC một cách đích đáng, lập tức Đỗ Quyên “tắt tiếng”, không còn liên lạc với chúng tôi kể từ ngày đó. Nay đọc bài phỏng vấn tung hứng với Nhật Tiến, chúng tôi tin tưởng nghi ngờ của chúng tôi là đúng. Và như ngạn ngữ dân gian đã nói, “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, nếu Đỗ Quyên, người phỏng vấn, đã là “đặc công văn hoá VC”, thì Nhật Tiến, người được phỏng vấn, tất nhiên cũng phải là “đặc công văn hoá VC”. (xin click vô đây coi bài “Trần Đăng Khoa, thi nô VC”) 

0 comments:

Powered By Blogger