Wednesday, January 11, 2017

Gốc của tôi ở đâu


Tác giảKiêm ÁiPosted on: 2017-01-11
Hôm trước, tôi có "không lượng sức mình" mà viết bài có tựa đề "Quốc Ngữ Chữ Nước Ta" để giải bày tâm sự khi niên trưởng Matthew Trần cho rằng chúng ta chưa bao giờ có chữ viết riêng. Ý niên trưởng là bất cứ chữ viết nào - kể cả loại chữ mà chúng ta đang dùng - không phải do người Việt Nam phát minh đều không phải là chữ của riêng Việt Nam, mượn cớ đó, niên trưởng Matthew đã "chế ra từ chữ quốc ngữ" có gốc Latin một thứ chữ khác, đọc lên nghe nó khác làm sao, viết lên lại càng khác nữa. Và tôi nói rằng chữ Việt mà chúng ta đang viết và đọc theo mẫu tự Latin là chữ chúng ta phải chấp nhận đó là của chúng ta, nên trau dồi nó. Tại sao đàn ông chúng ta không còn búi tóc mà lại "thí phát", không mặc khăn đóng áo dài, đàn bà không mặc áo tứ thân mỏ quạ, mà phải "quần tây, sơ mi, áo vét. mà mặc áo dài "le mur" của họa sĩ Tường Cát, không dùng chữ Nôm mà cùng chữ a,b,c. Hỏi tức là trả lời vậy.
Hôm nay, đọc bài "Mất Gốc" của bác sĩ Trần Mộng Lâm, một lần nữa, tôi lại không lượng sức mình, viết tiếp bài này thưa cùng toàn thể người Việt Nam trong và ngoài nước "Gốc chúng ta ở đâu?". Bác sĩ Trần Mộng Lâm đã nói đúng, nhưng còn thiếu và cũng còn thừa.
Nói về ngôn ngữ, nói về chữ viết và nếp sống Việt Nam thì bác sĩ Trần Mộng Lâm nói rất đúng, nhưng cho rằng những người đang sống trong nước là công dân của CHXHCNVN là không đúng. Nhưng trước hết, tôi xin đi từ đầu để tìm ra sự thật.
Từ thời lập quốc cho đến năm 1954, dù ai sinh ra tại miền Bắc, miền Trung, miền Nam đều là người Việt Nam có chung một nguồn gốc, một ngôn ngữ và một chữ viết. Chữ viết có thể thay đổi từ chữ tượng hình, đến chữ Nôm (mượn chữ Hán, Nho rồi thêm vào) và rồi đến chữ theo mẫu tự Latinh như chúng ta đang dùng, như tôi đang viết đây. Và cho đến năm 1954 tất cả chúng ta đều có một nếp sống văn hóa chung. Đó là văn hóa Việt Nam. Bắt nguồn từ đạo Thờ Trời.
Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm.
......
Gặp biến cố gì, người Việt Nam ta đều kêu Trời, và cám ơn Trời. Nho Giáo tuy nhận biết Trời (Thiên sanh nhơn, huệ nhơn dưỡng nhơn). Nhưng; Quân Quân, Thần thần, phụ phụ, tử tử" chỉ là cái đạo của Khổng Tử, Mặc Tử cho Nho Giáo của Khổng Tử … Mạnh Tử cho rằng chém một tên hôn quân như giết một tên thất phu. Có trường hợp Quân khiến thần tử, bất tử lại đúng. Trái với ĐẠO TRỜI của Việt Nam, coi những con thú quanh ta như ta vậy:
"Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra đồng ruộng trâu cày với ta,
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn"
Có cuộc cách mạng nào "bình dân" như vậy không ? Lo lắng cho trâu bò cũng y như lo lắng cho người. Không "bình thiên hạ" mà:
"Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa."
Khi Phật Giáo truyền đến Việt Nam, tuy có ảnh hưởng, nhưng Ông Trời vẫn chiếm chỗ nhứt trong lòng người Việt. Hầu hết Phật tử đều "thờ trời", chứ không loại bỏ ông Trời. Hai chữ "Trời Phật" đi đôi với nhau.
Hơn 4 thế kỷ vừa qua, Thiên Chúa Giáo đã vào Việt Nam, và cũng "Thờ Trời" nhưng vẫn khác với Ông Trời Việt Nam, "theo đạo Chúa bỏ ông bà". Vì ông bà tổ tiên được thờ phượng chỉ sau ông Trời.
Về mặt văn hóa thì từ thời lập quốc cho đến năm 1945, Ba miền Nam Trung Bắc vẫn có một nếp sống văn hóa chung, lịch sử chung, truyền thống chung, nhứt là văn chương bác học chung, từ văn biến ngẫu đến văn xuôi, thơ phú tuy phần nhiều sáng tác theo chữ Hán, nhưng vẫn có thơ văn bác học chữ Nôm như truyện Kiều. Phong trào báo chí văn học chúng ta vẫn phát triển từ Bắc vào Nam.
Năm 1954, chia đôi đất nước. Hầu hết văn nghệ sĩ đều di cư vào Nam, mang theo những tinh túy của văn chương vào; hiệp cùng miền Nam làm cho văn chương cũng như văn học và cả nếp sống văn hóa rất dồi dào. Phong trào sáng tác mọi thể loại đều nẫy nở rực rỡ, Và khi di tản ra nước ngoài người miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cọng Hòa vẫn mang theo nếp sống, văn hóa, đạo đức... của Việt Nam. Từ ngàn xưa cho đến bây giờ tại hải ngoại, văn hóa và truyền thống Việt Nam không bị đứt khúc, vẫn liên tục dù ngày nay ra tới hải ngoại,vẫn sáng tác, vẫn sống y như khi ở nhà.
Trong khi đó, sau năm 1945, Việt Cọng phải vào rừng lo đánh giặc vì "nhận chỉ thị của Quốc Tế Cọng Sản giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ" (Lời Hồ Chí Minh phát biểu sau khi chiến thắng trận Điện Biên Phủ - Lịch sử Đảng Cọng Sản Đông Dương, trang 29, NXB Giáo Khoa MácLenin Hànội 1979) và tiếp theo "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc" (Lời Lê Duẫn). Muốn nói sao thì nói, muốn đọc sao thì đọc, muốn thêm gì thì thêm như Hồ Chí Minh viết "kách mạng", lính thủy đánh bộ", vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Không có luật lệ, tóm lại dưới chế độ Việt Minh rồi Việt Cọng chúng muốn dùng "tôn giáo Cọng Sản", "văn hóa Cọng Sản" thay thế văn hóa, tôn giáo VN. Tuy nhiên, những ai sống dưới chế độ Cọng Sản họ không phải là Cọng Sản, cũng như Pháp đã áp đặt thuộc địa Nam Kỳ là của Pháp, nhưng không ai xưng France là tổ quốc của mình.
Qua hai nền Đệ Nhứt và Đệ Nhị Cọng Hòa, tuy sống trong lửa đạn, VNCH cũng đã un đúc nếp sống văn hóa cổ truyền, làm cho phong phú thêm, làm cho trong sạch hơn để bác sĩ Trần Mộng Lâm hãnh diện "Tôi gốc Việt Nam Cọng Hòa". Chẳng những gốc VNCH mà gốc từ ngàn xưa thời lập quốc, thời chưa có chữ viết, thời tổ tiên ta phải dùng ca dao tục ngữ để "làm văn hóa" liên tục cho tới bây giờ.
Nước nào cũng cố gắng làm phong phú ngôn ngữ của họ, nhưng họ làm với những Hàn Lâm Viện, suy nghĩ kỹ càng chứ không phải đám răng đen mả tấu muốn nói gì cũng được, dùng sai nguyên nghĩa của chữ cũng mặc kệ, thực là đau lòng khi chúng ta thấy ở hải ngoại có những kẻ cũng bắt chước Việt Cọng nói cái gì cũng "dự kiến" thay cho dự định dự trù, dự tính... với khẩn trương, tham quan, sự cố... thực là kích cỡm. Lại còn "dịch cấp thay vì dịch cấp tính, dịch mãn thay cho mãn tính, bác thay cho bác sĩ, bác học, "bầu khí thay cho bầu không khí, và còn nhiều nữa. Vô tình hay cố ý, người Việt hải ngoại đã phá hoại văn học của chúng ta.
Việt Cọng hôm nay đã dùng trăm phương ngàn kế, xảo trá, quỷ quyệt để phá hoại văn hóa, truyền thống Việt Nam từ trong nước ra hải ngoại, nhứt là ngôn ngữ.
"Chúng ta ra đi, chúng ta cõng theo văn hóa Việt Nam", không lâu nữa, chúng ta sẽ mang về lại quê hương những gì chúng ta mang đi để xây dựng một Việt Nam có nguồn gốc, có văn minh siêu việt.

Kiêm Ái

-------
Ý kiến độc giả:

Cách viết chữ Việt của lão già khùng Matthew Trần là cách viết bắt chước Hồ Chí Minh rập khuôn, lão ta muốn cố gắng xử dụng những phụ âm Z,F,K vv.. để "canh tân" chữ Việt… nhưng vẫn kịch cởm quê mùa chẳng giống con giáp nào.
Ông anh ruột của lão là tướng Trần văn Trung cũng ngán ngẩm với tính khùng thích làm chuyện khác người của thằng em khú đế Matthew Trần của mình.
Trong hộp thư của tôi, mỗi lần nhận được email của lão ta là tôi liệng vào thùng rác ngay, nhưng tôi biết chắc có nhiều kẻ thiếu văn hóa vẫn đọc "meo" của lão và cho đó là vui (theo kiểu nghe con nít bập bẹ mà "thấy thương" vậy). Cứ hình dung một lão già vô duyên xấu xí, rụng gần hết răng mà giả vờ làm học trò mẫu giáo viết sai chính tả thì mới thấy đó là lập dị và kịch cởm, thương không nổi !! Có điều đáng nói là lão đã từng bị người ta chưởi nhiều lần nhưng vẫn ngoan cố… để chọc tức thiên hạ. Lão tưởng làm như vậy là tự nâng mình biệt lập lên cao, nhưng lão đã lầm !!

JB Trường Sơn

0 comments:

Powered By Blogger