Saturday, December 3, 2016

Những thay đổi lớn trước mắt cho Cuba khi một ông chủ tịch mới đang chờ bước lên sân khấu

Big Changes Ahead for Cuba as a New President Waits in the Wings
AuthorDaniel Trotta, ReutersSourceThe Fiscal TimesPosted on: 2016-12-02


Ông Miguel Diaz Canel (bên phải, đang vổ tay) là người có thể sẽ thay thế chủ tịch nước Raul Castro (bên trái) trong tương lai sau khi Raul mãn nhiệm kỳ trong 15 tháng tới
Với sự giả biệt trần thế của nhà lãnh tụ cách mạng Fidel Castro và lời thề của người em là Raul hứa sẽ từ bỏ làm Chủ Tịch nước trong vòng 15 tháng nữa thì xem ra rất hiển nhiên ngày đó là thời điểm lên ngôi của người kế nhiệm là Miguel Diaz-Canel, một người chủ trương hiện đại hóa ngành truyền thông của nhà nước Cuba và nâng cao tình trạng truy cập Internet đang còn ở dưới đáy vực.
Fidel Castro mới chết hôm thứ Sáu tuần trước thọ 90 tuổi và người em là Raul ở tuổi 85 phải thay thế anh mình làm chủ tịch vào năm 2008, ông này nói sẽ từ chức vào tháng Hai 2018 khi hết nhiệm kỳ 5 năm của ông.
Ông Diaz-Canel được nâng lên giữ chức đệ nhất Phó Chủ Tịch vào năm 2013, theo thứ tự là người sẽ tiếp nhận chức chủ tịch nước.
Ở tuổi 56, ông là một người tương đối trẻ để giữ vai lãnh đạo của Dảng Cọng Sản Cuba và sẽ cần kêu gọi các thế hệ trẻ ủng hộ nếu chủ nghĩa cọng sản tại Cuba lớn mạnh ngoài tầm của anh em nhà Castro..
Ông đã ký chấp thuận cho quyền tự do báo chí và Internet, một sự thay đổi có tiềm năng phá vở tập tục trong một quốc gia độc đảng đã độc quyền nắm giữ ngành truyền thông trong 58 năm qua.
Tuy nhiên ở một mặt khác thì ông này không mấy danh tiếng đối với quần chúng bằng anh em nhà Castro và không mấy rõ ràng biết được những thay đổi chính sách nào ông ta sẽ cho xúc tiến.
Cho đến bây giờ thì ông ấy đã giữ đúng đường lối của đảng hoặc đã tránh được những bình phẩm chỉ trích từ phía quần chúng về những vấn đề chủ yếu như cải cách kinh tế và chính trị, hoặc sự bang giao với Hoa Kỳ ra sao, vì đây là đề tài mà chủ tịch Raul Castro và tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã cùng nhau duyệt xét lại trong hai năm qua.
Thêm nữa, các chuyên gia nói rằng cương vị kế vị hiển nhiên của ông xem ra vững vàng, ngoại trừ ông bị vấp té vì một ai đó để rồi bị họ qua mặt và trở thành vị chủ tịch sắp tới trong hệ thống tuyển chọn lãnh tụ bí hiểm của Cuba.
Được sinh sau thời điểm nhà Castros chiếm chính quyền vào 1959, Diaz-Canel là một đứa con của cách mạng Castro, lớn lên với Đảng Cọng Sản và xây dựng liên hệ với các nhận vật chính trị ưu tú trong khi tránh né được khuynh hướng phô trương thanh thế mà nhiều kẻ vênh vang đã vấp phải để rồi tiêu tan sự nghiệp.
"Ông có lợi điểm là đã sống lâu hơn các tiền bối của mình," như lời của Christopher Sabatini, một chuyên gia về Cuba của Khoa International and Public Affairs tại đại học Columbia University's School, đã nói hôm thứ hai.
Những người hợp pháp kế vị Castros đã nổi tiếng một vài năm rồi đột ngột bị rơi xuống.
Trong số họ có ông Carlos Lage, hồi đó là 57 tuổi và là một trong những phó chủ tịch của nhà nước Cuba, và ông Felipe Perez Roque, hồi đó 43 tuổi là bộ trưởng ngoại vụ. Họ đã bị giải nhiệm vào năm 2009 trong một phần của đợt thanh lọc do Raul Castro chủ xướng, bởi họ đã tỏ ra quá tham vọng, cọng tác thiếu khôn khéo với các tình báo viên Tây Ban Nha và vì đã nói xấu các lãnh tụ thâm niên.
Diaz-Canel đã cẩn thận không dám qua mặt Raul Castro và quá cẩn trọng để giả vờ khờ dại và u mê, những phát biểu của ông với công chúng hầu hết đều tầm thường đến độ không thể nhớ nỗi.
"Nếu đã lở để lộ cho người khác thấy được tham vọng của mình thì ông lại lái nó theo chiều hướng lý tưởng hóa (của thuyết Cọng Sản) để cho ai có thắc mắc phải nghĩ rằng ông chỉ là một tên bảo vệ chủ nghĩa theo kiểu già nua cũ kỹ. Hầu hết mọi người đều cố hình dung ông như là một kẻ muốn tạo sự bắc cầu hoà hợp giữa thế hệ mới và thế hệ cổ xưa của lịch sử. Đó là điều cần phải tham khảo và tìm hiểu thêm," Sabatini nói.
Lối hành xử e dè và bản chất cẩn mật về chuyện quốc gia đã khiến ông Diaz-Canel trở nên một sự huyền bí đối với mọi người ngoại trừ đối với giới ưu tú của Cuba.
Các giới chức Mỹ nói họ ít biết về ông ta, và hầu hết mọi người Cuba sống ngoài vùng Santa Clara của ông lại càng ít biết về ông hơn..
Nếu ông Diaz-Canel lên làm chủ tịch nước vào năm 2018, thì ông sẽ theo đường lối của 59 năm cầm quyền bởi anh em nhà Castro, một người thì được khiếu thu hút lòng dân, còn người kia thì có được sự kính nể tuyệt đối của các nhân vật chính trị và quân sự hàng đầu trong nước.
"Ông sẽ là vị chủ tịch dân sự đầu tiên của cách mạng và điều này sẽ đòi hỏi sự tin tưởng của giới quân sự.," đó là lời của ông Arturo Lopez Levy, một cựu phân tích gia về chính trị của chính quyền Cuba, có mẹ là giáo sư đã dạy học cho Diaz-Canel tại trường đại học.
Raul Castro,, người đã thành lập Quân Lực Cách Mạng Cuba và phục vụ anh mình qua chức vụ bộ trưởng quốc phòng trong 49 năm, sẽ vẫn giữ chức Đệ Nhất Bí Thư đảng CS trong 3 năm sau khi ông từ chức Chủ Tịch nước, cho nên vẫn giữ được quyền hành đáng kể.
"Raul Castro sẽ vẫn còn quanh quẩn và ông này sẽ là một người đại diện chính thống của quốc gia," Lopez Levy nói.
Con đường cặm cụi đạp xe đạp lên đỉnh cao
Con đường tiến thân của Diaz-Canel từ một bí thư tỉnh ủy trẻ đến người kế vị Chủ Tịch nước được bát đầu trên chiếc xe đạp tại thánh phố Santa Clara, là nơi ông được sinh ra trong nhà của cha mẹ mình ở cách công trường chính 3 khóm nhà..
Hai thập kỷ trước, sụ nghiệp của ông cất cành lên cao khi nước Cuba đang bị khủng hoảng kinh tế trầm trọng vì sụ sụp đổ của Liên Bang Sôviết.
Những người Cuba bình thường không còn chọn lựa nào khác ngoài chiếc xe đạp hoặc đi bộ đến sở làm, trong khi các lãnh đạo chính trị di chuyển bằng xe Ladas của Liên Xô.
Ông Diaz-Canel vẫn chọn đi xe đạp. Ông muốn lèo lái tỉnh lỵ Santa Clara, nơi mà người dân đang tranh giành chỗ trên những con đường chật hẹp với những cổ xe kéo bằng ngựa cùng xe máy và bộ hành.
"Mọi người đều bị cản trở và bực mình, và khi họ thấy ông đệ nhất bí thư tỉnh cởi xe đạp thì họ thấy đó là gương mẫu. Ông không đi xe đạp để tỏ vẻ thân thiện với dân. Ông làm vậy vì ông là người nhu vậy. Ông rất thẳng thắn" đó là lời của ông Jose Antonio Fulgueiras, 62 tuổi, chủ tịch của nghiệp đoàn ký giả tại tỉnh Villa Clara, là người đã viết về sự thăng tiến của Diaz-Canel vào chức vụ chính trị gia và xem ông này như là bạn hữu.
Ngoài vẻ bình dân thì chiếc xe đạp còn giúp cho ông Diaz-Canel giữ được sự âm thầm lớn lao của mình khi đi đến các cơ sở nghiệp vụ của chính quyền để thanh tra đột xuất.
Cuộc chiến đấu chống tham nhũng đã trở thành nhản hiệu của ông, và ông sẽ cởi chiếc xe đạp đó, theo nghĩa bóng, để đến những cấp quyền lực cao hơn.
Con người của Đảng
Sau 9 năm làm lãnh đạo tại Villa Clara, Diaz-Canel cũng giữ chúc vụ bí thư thứ nhất của tỉnh Holguin vào năm 2003. Ông đã được đề cử lên làm một trong 14 ủy viên của Bộ Chính Trị, là cơ quan lãnh đạo tối cáo của đảng CS.
Ở tỉnh Holguin, ông thiếu các lợi thế của quê nhà nhưng cũng làm việc gỉỏi để rồi sau đó được gọi lên thủ đô Havana vào năm 2009 để làm bộ trưởng hầu có trình độ giáo dục cao hơn.
Thế rồi đến ngày 25 tháng 2 năm 2013, Quốc hội đưa ông lên làm Đệ Nhật Phó Chủ Tịch nước, một cuộc chuyển đổi giai tầng đầy ý nghĩa.
Diaz-Canel là người dân Cuba đầu tiên sinh sau ngày cách mạng 1959 được đề cử lên chức vụ cao Số 2 của đất nước.
Dù cố gắng giữ bình tỉnh, Diaz-Canel cũng đã từng có những khoánh khắc khiêu khích, đặc biệt với sự kiểm soát hà khắc của chính quyền đối với ngành truyền thông chính thức.
Ông thường kêu gọi nhà nước cho phép cơ quan truyền thông được cởi mở và năng động hơn, và đã hoan nghênh việc xử dụng internet mà lúc đó còn giới hạn cho một thiểu số ngưới ở Cuba thôi, ông cho rằng Internet là để giúp cho người dân chứ không phải là một sự đe dọa cho chính quyền..
Chỉ có 5.6 % nhà tại Cuba được xài Internet trong năm 2015, dựa theo báo cáo của Liên Hiẹp Quốc năm 2016. Theo tường trình của ngành truyền thông chính thì nếu nhà nước để cho Internet phát triển toàn diện, việc này sẽ làm mất hiệu quả của những lệnh ban hành về kỷ luật, nhưng ông Diaz-Canel lại nói rằng việc phổ biến lệnh cấm Internet là một đề nghị thiệt thòi mất mát.
"Cấm đoán nó sẽ là một sự giải ảo hầu như không thể thực hiện và là hành động vô nghĩa," ông nói với các ký giả không lâu sau khi trở thành phó chủ tịch nước
Chính quyền sẽ cho lan rộng làn sóng Wi-Fi đến những nơi công cọng trên khắp xứ sở. Không rõ ông Diaz-Canel sẽ có trách nhiệm bao nhiêu cho biện pháp đó.
Để chạy đua với nhu cầu quần chúng đòi có một phương tiện truyền thông xã hội, ông nói rằng ngành truyền thông nhà nước cần phải thay đổi, ông kêu gọi hãy chấm dứt việc bảo mật, khuyến khích có thêm nhiều bài vở tin tức "châm biếm" và nói đảng CS nên cho phép những phê bình xây dựng..
"Vì xã hội đang đòi hỏi nhiều hơn."


Daniel Trotta

0 comments:

Powered By Blogger