Wednesday, October 12, 2016

Bài thơ “Khuyên Thanh Niên” của Hồ Chí Minh: chủ quan duy ý chí, thiển cận, kém học thức

Trần Đắng (Danlambao) - Trước tiên xin giới thiệu vài dòng về bản thân tôi: Nam, tuổi trung niên, ở Thanh Hóa, lớn lên & học hành hoàn toàn trong chế độ XHCN (Xuống hố cả nút, Xạo hết chỗ nói, Xấu hổ cả nước!). Triết học không học thầy nào, tự học là chính.

Ở tỉnh tôi, bài thơ này làm thành một phần tư tưởng của nhiều CA, những người cực hữu, khi gặp khó khăn, họ tự khuyên mình bằng bài thơ này. Tôi chỉ cần chỉ ra vài cố sự là quý độc giả biết ngay đây là bài thơ tư tưởng cực đoan, thiếu thực tế.

Minh “râu” (ông trên tờ tiền ta, tên Minh & có râu) viết:

Khuyên thanh niên

Không có việc gì khó, 
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển, 
Quyết chí ắt làm nên.

Ăn nói duy ý chí mà còn đi khuyên người khác. Tôi thấy nhiều tấm gương thông minh, anh hùng, được dân rất yêu mến mà thất bại. Chẳng hạn, Phan Bội Châu. PBC khi 7 tuổi đã đọc hiểu Luận Ngữ, là sách chính nghiên cứu Khổng Tử (Vạn thế sư biểu: Thầy dạy muôn đời). PBC thật là thần đồng. Ông rất yêu nước, không chỉ vậy, ông rất có chí khí, có nghị lực, nhẫn nhục, dám làm. Song, cuối đời, ông bị thực dân Pháp an trí tại Bến Ngự (Huế), qua đời năm 1940, trước khi chứng kiến thành công của Cách Mạng Toàn Dân 1945. Nếu còn sống đến 1945, chắc ông sung sướng lắm. Một người có tư cách, tư tưởng, hành vi, năng lực, uy tín cao, đa số thanh niên theo bén gót mà còn bị thất bại như thế, thì sao dám gán cho thanh niên VN là “Không có việc gì khó”?

Một tấm gương khác ở VN là tướng Võ Nguyên Giáp. Minh “râu” nói: “Đánh thắng đại tướng, phong đại tướng”, và tướng Giáp đã đánh thắng 10 đại tướng Pháp & Mỹ. Theo logic thông thường thì ông phải làm lãnh tụ mới phải, nhưng ông bị phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu có Mao chống lưng đì ông sói trán. Ông bảo vệ cho thường dân thì được, nhưng bảo vệ chính ông thì không được. Giới trí thức VN khi ông còn sống thất vọng về ông, vì ông không có quyền lực chính trị lớn. Phe quân đội rất bực tức về việc ông không được dùng đúng tài của ông nhưng họ không làm gì được. Dù được kính trọng là một thiên tài quân sự nhưng không thấy ông “Quyết chí ắt làm nên” gì cả.

Xin kể tiếp một người hùng khác, là điển hình cho lòng dũng cảm của người Trung Quốc cổ đại là Kinh Kha. Quân Tần đời Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN) đánh nước Yên thống nhất Trung Quốc, quân nước Yên quá yếu để chống lại, nên thái tử Đan nước Yên âm mưu ám sát Tần Thủy Hoàng. Điền Quang, bạn thái tử Đan cử Kinh Kha làm nhiệm vụ đó. Kinh Kha vào tận giữa triều đình Tần Thủy Hoàng, ở sào huyệt kẻ địch mà không hề run sợ, rất bình thản, lúc mở địa đồ dâng lên Tần Thủy Hoàng, ông rút thanh kiếm nhỏ giấu trong đó, xông lên giết Tần Thủy Hoàng. Tuy vậy, kiếm thuật ông chưa tinh, bị Tần Thủy Hoàng chém bị thương ở tay. Cuối cùng Kinh Kha bị lính Tần giết chết. Cái dũng của Kinh Kha vào hàng nhất thiên hạ, mà không làm nên việc, cũng bị thất bại, thế mà Minh “râu” dám nói: ”Không có việc gì khó” nhỉ? Ăn nói như vậy là kém học thức.

Việc bị cản trở đến mức quyết chí cũng không thành công, ta dễ thấy qua chuyện đời thực giữa bạn tôi và tôi như sau: Bạn tôi đang ở Ucraina. Lúc bấy giờ đang có chiến tranh giữa Nga & Ucraina. Bạn tôi nói trang bị kiến thức, cho con học cao để làm hành trang vào đời. Tôi góp ý: “Nga mà có nhiều người học giỏi, tức có nhiều tiến sĩ về mọi ngành thì vũ khí, chiến thuật, chiến lược tốt, đánh Ucraina “khá” lắm! Lúc đó, càng học cao, càng hại & dân Ucraina sẽ căm thù những tiến sĩ đó. Bạn tôi nói: “Ớn cho Đắng ‘triết’”!

Chỉ ra cái thiển cận của Minh “râu” rồi chúng ta có kết luận nào, rút ra được gì? Kết luận thì rất xưa, nhưng dù xưa, các thế hệ tương lai cũng học & hành như cha ông vậy thôi. Luật đó là “Cái gì cũng vô thường” của nhà Phật, nó đúng hơn “luật” “Quyết chí ắt thành công” của Minh “râu”.

Thanh Hóa, 13-10-2016

0 comments:

Powered By Blogger